Tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức báo động. Bình quân mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 6.6 lít cồn/người/năm, tỷ lệ nam giới và thanh thiếu niên sử dụng rượu, bia đều ở mức cao. Trong đó tỷ lệ nam giới sử dụng rượu bia ở mức có hại là vấn đề đáng báo động.
Việc sử dụng rượu, bia không phù hơp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và xã hội cho cá nhân người uống cũng như những người xung quanh và cộng đồng. Sử dụng rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân của gần 200 loại bệnh tật khác nhau.
Sử dụng rượu bia được xếp vào hàng thứ 3 trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới. Sử dụng rượu bia còn tác động nghiêm trọng đến lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Bạo lực gia đình, mất trật tự an toàn xã hội, tội phạm, đói nghèo và gánh nặng về kinh tế đối với cá nhân, gia đình và toàn xà hội do liên quan đến các phí tổn về chăm sóc sức khỏe, giảm hoặc mất năng suất lao động và giải quyết các hậu quả xã hội khác.
Sử dụng rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân của gần 200 loại bệnh tật khác nhau. Ảnh minh hoạ: Internet
TS. Kidong Park, Trưởng Đại diện mới của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết: Rượu bia gây ra đột quỵ, suy tim, các bệnh lý tăng huyết áp và phình động mạch chủ, tổn thương gan, xơ gan dẫn đến viêm gan, viêm tuỵ cấp, mãn tính… Rượu bia còn gây ra những bệnh tật đường miệng như hạ hầu, hầu họng, ung thư thanh quản, thực quản, tuyến mật trong gan, ung thư vú ở phụ nữ.
“Bên cạnh đó, sử dụng rượu bia còn làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông cho người lái xe, do cơ thể phản ứng chậm, do sự phối hợp các hoạt động bị hạn chết, tầm nhìn ảnh hưởng. Việc sử dụng rượu bia gây nhiều hệ luỵ hung hăng, bạo lực, an toàn xã hội dẫn đến tội phạm”, TS. Kidong Park nhấn mạnh.
Điều tra nguy cơ bệnh lây nhiễm năm 2015 cho thấy 44% người uống rượu bia ở Việt Nam uống quá độ, đây là hình thức uống rượu nguy hiểm. Nếu uống 6 cốc bia trong một dịp/lần sẽ rất nguy hại-đó là uống rượu bia quá độ. Việc sử dụng rượu bia ở Việt Nam dẫn đến 79.000 ca tử vong năm 2016, hàng trăm nghìn người khác phải nhập viện điều trị liên quan đến rượu bia.
BS khám cho một bệnh nhân ngộ độc rượu nặng, đã hôn mê tại Trung tâm Chống độc Bạch Mai, Hà Nội.
Một số bệnh nguy hiểm do rượu, bia:
Thiếu máu
Uống nhiều rượu có thể làm giảm đột ngột số lượng hồng cầu trong máu giúp vận chuyển oxy để nuôi cơ thể, gây ra thiếu máu. Những người thiếu máu thường bị các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, chóng mặt và kém minh mẫn.
Ung thư
Theo tiến sĩ Jurgen Rehm, Hiệu trưởng Đại học Y khoa Toronto, thói quen uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư. Các nhà khoa học tin rằng, nguyên nhân là do cơ thể chuyển hóa rượu thành aldehyde, chất gây ung thư mạnh.
Bệnh tim mạch
Uống nhiều rượu, nhất là nghiện rượu, sẽ làm cho các tiểu cầu trong máu có khuynh hướng tạo thành cục máu đông, nguyên nhân dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng say rượu tăng nguy cơ tử vong gấp đôi ở những người sống sót sau một cơn đau tim.
Rượu có thể ảnh hưởng đến khả năng và hiệu suất "yêu" của nam giới vì nó gây ra rối loạn chức năng cương dương tạm thời. Về lâu dài, điều này làm giảm nồng độ testosterone, dẫn đến mất ham muốn tình dục, gây hại tinh hoàn và tinh trùng. Uống rượu nhiều còn khiến tinh hoàn co lại, dẫn đến liệt dương. Ảnh minh hoạ: Internet
Xơ gan
Rượu là chất độc của các tế bào gan, những người nghiện rượu lâu năm dễ bị xơ gan do mô gan biến thành sẹo và mất chức năng hoạt động. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định tất cả những người uống rượu sẽ phát triển thành xơ gan
Mất trí nhớ
Ở người già, bộ não teo lại, trung bình 1,9% mỗi thập kỷ. Đó là một chu trình bình thường ở những người không uống rượu. Tuy nhiên, khi uống rượu, tốc độ teo lại của một số vùng quan trọng điểm trong não tăng nhanh hơn, dẫn đến mất trí nhớ và một số triệu chứng khác như suy giảm khả năng tính toán, phán xét và khả năng giải quyết vấn đề.
Động kinh
Uống nhiều rượu có thể gây ra chứng động kinh, co giật, kể cả những người chưa từng bị động kinh. Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng đến những phương pháp và các loại thuốc dùng để điều trị co giật.
Gout
Bệnh gout là một tình trạng viêm hình thành do sự tích tụ của axit uric ở các khớp và gây ra đau đớn. Ngoài yếu tố di truyền, rượu bia và chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò lớn gây ra bệnh gout. Những người bệnh gout uống nhiều rượu sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
Ảnh minh hoạ: Internet
Vô sinh
Rượu có thể ảnh hưởng đến khả năng và hiệu suất "yêu" của nam giới vì nó gây ra rối loạn chức năng cương dương tạm thời. Về lâu dài, điều này làm giảm nồng độ testosterone, dẫn đến mất ham muốn tình dục, gây hại tinh hoàn và tinh trùng. Uống rượu nhiều còn khiến tinh hoàn co lại, dẫn đến liệt dương.
Ở phụ nữ, rượu có thể gây ra sự mất cân bằng hormone kiểm soát sinh sản, thậm chí một lượng rượu nhỏ vẫn ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới và làm giảm cơ hội thụ thai.
Huyết áp cao
Rượu có thể làm gián đoạn quá trình giao cảm của hệ thần kinh, đó là hệ thống kiểm soát sự co giãn của mạch máu để đối phó với stress, nhiệt độ, sự gắng sức và những yếu tố môi trường khác. Uống rượu, đặc biệt là nghiện rượu, sẽ làm huyết áp tăng cao.
Bệnh truyền nhiễm
Uống nhiều rượu gây ức chế hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các bệnh nhiễm trùng như lao, viêm phổi, HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Tổn thương thần kinh
Uống nhiều rượu cũng có thể gây ra tổn thương thần kinh được gọi là bệnh thần kinh do rượu, có các triệu chứng như kim châm, yếu cơ, táo bón, tiêu tiểu không tự chủ, rối loạn chức năng cương dương.
Viêm tụy
Không chỉ gây viêm dạ dày, uống nhiều rượu còn gây ra viêm tụy.
Loãng xương
Uống rượu thường xuyên làm xương trở nên mỏng và yếu, dễ dẫn đến loãng xương. Điều này đồng nghĩa với việc những người nghiện rượu có khả năng cao bị gãy xương và lâu lành.